Galileo Galilei

Galileo Galilei
Chân dung Galilei do Justus Sustermans vẽ vào năm 1636
SinhGalileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei[1]
(1564-02-15)15 tháng 2 năm 1564[2]
Pisa,[3] Công quốc Florence
Mất8 tháng 1 năm 1642(1642-01-08) (77 tuổi)[3]
Arcetri,[3] Đại công quốc Toscana
Trường lớpĐại học Pisa
Nổi tiếng vìĐộng lực học
Chuyển động học
Các khám phá thiên văn bằng kính viễn vọng
Thuyết nhật tâm
Sự nghiệp khoa học
NgànhThiên văn, Vật lýToán học
Nơi công tác
Người hướng dẫn luận án tiến sĩOstilio Ricci[4]
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngBenedetto Castelli
Mario Guiducci
Vincenzio Viviani[5]
Chữ ký

Huy hiệu

Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei (tiếng Ý: [ɡaliˈlɛːo ɡaliˈlɛi]; phiên âm tiếng Việt: Ga-li-lê; sinh ngày 15 tháng 2 năm 1564[6] – mất ngày 8 tháng 1 năm 1642),[3][7] cũng thường được gọi ngắn gọn là Galileo, là một nhà thiên văn học, nhà vật lý, nhà toán họcnhà triết học người Ý, đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn, các quan sát thiên văn sau đó và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus. Galileo được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại",[8] "cha đẻ của vật lý hiện đại",[9] "cha đẻ của khoa học"[9] và "cha đẻ của khoa học hiện đại."[10] Stephen Hawking đã từng nhận xét về Galileo rằng: "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại."[11]

Sự chuyển động của các vật thể tăng tốc đều, được dạy ở hầu hết trong các khóa học về vật lý của các trường trung học và cao đẳng, đã được Galileo nghiên cứu trong chủ đề về chuyển động học. Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm việc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn.

Sự ủng hộ của Galileo dành cho thuyết nhật tâm của Nicolaus Copernicus đã gây tranh cãi trong đời ông. Quan điểm địa tâm đã là thống trị từ thời Aristoteles, và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến Giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó như một sự thực đã được chứng minh, vì nó chưa có thể chứng minh được theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và cũng trái ngược với cách giải nghĩa Kinh Thánh phổ biến đương thời.[12] Theo lệnh của Tòa án dị giáo Rôma, Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và bị quản thúc tại gia cho tới khi qua đời.

  1. ^ Science: The Definitive Visual Guide (bằng tiếng Anh). Anh Quốc: DK Publishing. 2009. tr. 83. ISBN 978-0-7566-6490-9.
  2. ^ Drake 1978, tr. 1.
  3. ^ a b c d J. J. O'Connor & Robertson, E. F. “Galileo Galilei”. The MacTutor History of Mathematics archive. Đại học St Andrews, Scotland. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ F. Vinci, Ostilio Ricci da Fermo, Maestro di Galileo Galilei, Fermo, 1929.
  5. ^ “Vincenzio Viviani”. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2009.
  6. ^ Drake (1978, tr.1). Ngày sinh của Galileo theo lịch Julius, lịch sau này có hiệu lực trên tất cả các quốc gia theo Kitô giáo. Năm 1582 nó được thay thế bằng lịch Gregory ở Ý và một số nước theo Công giáo khác. Trừ khi có trích dẫn khác, ngày đề cập trong bài viết này được lấy theo lịch Gregory.
  7. ^ Galileo Galilei trong bản Catholic Encyclopedia năm 1913 của John Gerard
  8. ^ Singer, Charles (1941), A Short History of Science to the Nineteenth Century, Clarendon Press, tr. 217
  9. ^ a b Weidhorn, Manfred (2005). The Person of the Millennium: The Unique Impact of Galileo on World History. iUniverse. tr. 155. ISBN 0-595-36877-8.
  10. ^ Finocchiaro 2007.
  11. ^ "Galileo and the Birth of Modern Science, by Stephen Hawking, American Heritage's Invention & Technology, Spring 2009, quyển 24, Số 1, tr. 36
  12. ^ Sharratt 1994, tr. 127–131, McMullin 2005a

Developed by StudentB